Hiệu quả "Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học" tại Trường tiểu học Sơn Lộc
Thực hiện Công văn số 1315/BGDĐT-GDTH ngày 16/4/2020 của Bộ giáo dục và Đào tạo, công văn số 1855/SGDĐT-GDTH ngày 15/6/2020 của Sở giáo dục và Đào tạo và Hướng dẫn số 418/PGDĐT ngày 20/8/2021 của Phòng GD&ĐT thị xã Sơn Tây về việc hướng dẫn sinh hoạt Chuyên môn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học từ năm học 2021-2022.
Ngày 31/8/2021trường tiểu học Sơn Lộc tập huấn cho giáo viên hiểu rõ về cách thức sinh hoạt chuyên môn (SHCM) theo nghiên cứu bài học (NCBH). Đây là hướng hướng đi đúng đắn nhằm thực hiện đổi mới toàn diện giáo dục tại trường giúp nhà trường thống nhất nội dung chỉ đạo về SHCM; xây dựng kế hoạch tổ chức SHCM về các nội dung tìm hiểu Chương trình giáo dục phổ thông 2018, NCBH, xây dựng kế hoạch dạy học các môn học và hoạt động giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học.
Với phương châm chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, tổ chức sinh SHCM chất lượng và hiệu quả, đảm bảo mục tiêu giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học, phù hợp với địa phương, điều kiện thực tế nhà trường với từng khối chuyên môn. Cán bộ quản lý, giáo viên Trường tiểu học Sơn Lộc tích cực, trách nhiệm, tự giác thực hiện các nội dung sinh hoạt chuyên môn theo quy định, chủ động đề xuất các nội dung, phương pháp tổ chức thực hiện để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học đảm bảo đủ 4 bước theo quy định:
Bước 1. Xây dựng bài học minh họa;
Bước 2. Tổ chức dạy học minh họa và dự giờ;
Bước 3. Phân tích bài học;
Bước 4. Vận dụng kết quả sinh hoạt chuyên môn vào bài học hàng ngày.
Kết thúc tháng 9 trường Tiểu học Sơn Lộc tổ chức 2 chuyên đề SHCM theo NCBH cấp trường môn Mĩ thuật 2 và môn Tiếng Anh 5. Các tổ chuyên môn 1,2,3,4,5 cũng thực hiện theo kế hoạch tháng 9. Có 5 chuyên đề SHCM theo NCBH môn cơ bản- Môn Tiếng Việt (phân môn Học vần, Tập đọc).
Sau khi dự giờ các thầy cô tham gia phân tích bài học tại các khối chuyên môn. Trên cơ sở các hình ảnh, video minh chứng về việc học của học sinh, việc dạy của giáo viên đã thu thập trong dự giờ, người dự giờ hợp tác thảo luận, phân tích một cách cụ thể, chi tiết việc học của học sinh và cùng nhau nghiên cứu đưa ra những đề xuất hợp lý nhằm nâng cao chất lượng bài học. Ở hoạt động này đã thu hút được sự tham gia tích cực, hào hứng của cán bộ quản lý và giáo viên, tạo nên không gian trao đổi, học tập rất thân thiện và hiệu quả cao.
Sau buổi SHCM theo NCBH Thông qua dự giờ, chia sẻ những suy ngẫm về bài học của đồng nghiệp, thấy được “Đó là sự tự tin, gần gũi, lắng nghe và làm chủ trong mọi tình huống của giáo viên trong giờ dạy; sự lắng nghe tốt, kỹ năng chia sẻ, nhận xét kết quả học tập của học sinh với nhau.
Có đối thoại để làm rõ những vấn đề cần biết rõ hơn trong bài học; sự điều hành khéo léo của người chủ trì buổi sinh hoạt chuyên môn đã tạo cơ hội cho mọi người cùng được bày tỏ ý kiến, quan điểm, góc nhìn riêng, làm rõ từng nội dung để mọi người có thể cảm nhận được mình sẽ học tập được nội dung gì, sẽ vận dụng như thế nào trong các bài học khác;
Kỹ năng, kỹ thuật quan sát rất tỉ mỉ, tinh tế của giáo viên khi dự giờ được ghi lại bằng hình ảnh rất rõ, có biểu cảm vào các thời điểm khác nhau trong tiết học; kỹ năng chia sẻ phân tích các tình huống học tập và đưa ra các khuyến nghị mà không tạo áp lực cho giáo viên dạy minh họa; sự chuẩn bị chu đáo các phương tiện, thiết bị để bài học được phân tích bằng hình ảnh cụ thể, có tính thuyết phục cao,...
Đổi mới SHCM dưới hình thức NCBH như một "luồng gió" mới "thổi" vào hoạt động chuyên môn của nhà trường,... Cách làm mới đã tạo ra cho mỗi giáo viên những kỹ năng mới như : quan sát, phân tích, suy ngẫm về việc học của HS, tìm hiểu nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục (điều chỉnh nội dung, chương trình, mục tiêu, kế hoạch bài học, tốc độ bài học...) để nâng cao chất lượng việc học của học sinh, khắc phục tình trạng học sinh bị "bỏ rơi" trong tiết.
Dưới đây là hình ảnh SHCM theo nghiên cứu bài học trường tiểu học Sơn Lộc.